''Ơn giời phần 2 đây rồi!''
Mến chào Quý bà con cộng đồng Mua nhà - Làm Loan ở Mỹ, sau bài tự sự ''Tôi Mua Nhà (P1)'' dài như ''văn tế'' vừa rồi, Minh Đức đã đúc kết và tổng hợp thành ‘’7 điều cần lưu ý khi mua nhà’’, bà con có thể tham khảo thêm để tự rút ra kinh nghiệm cho bản thân nhé!
P/s: Bài viết là quan điểm cá nhân, được đúc rút ra từ trải nghiệm làm nghề của Minh Đức và vẫn trên tin thần ''viết cho bản thân mình trong quá khứ - giá như rằng ngày xưa cũng có source để tham khảo)
1) Đừng sớm mua nhà nếu như không có 1 chút kiến thức gì về Real Estate!
Minh Đức không yêu cầu bà con phải đặc biệt chuyên sâu hay mua bán như những investor chuyên nghiệp, nhưng những kiến thức cơ bản như khu vực - location, định giá, so sánh giá nhà, cách vận hành của Rate tiền lời nên nắm rõ. Tránh dẫn đến việc không biết gì, hoàn toàn bị động giao việc cho agent. Nắm rõ kiến thức cũng để bảo vệ chính bản thân mình, bảo vệ số tiền saving mình tích góp sau bao năm lao động chăm chỉ, không việc gì phải vội vàng hấp tấp vì chắc chắn cơ hội vẫn còn rất nhiều cho những người nỗ lực không ngừng.
a) Về Khu vực - Location:
Bạn cần nghiên cứu rằng mình thực sự cần gì khi ở địa điểm mới này, một trường học tốt, gần chỗ làm, good neighborhood, gần khu chợ hay gần gia đình bố mẹ để tiện chăm sóc? Ví dụ: Nếu chưa có con thì gần chỗ làm là tốt, nhưng khi có con, xa trường học thì ai đưa đón tụi nhỏ? Trường học gần đó có tốt hay không? Lúc này top priority của bạn không phải là công việc nữa mà là tụi nhỏ vì khâu đưa đón & giáo dục rất quan trọng. Hoặc nếu nhà có ba mẹ đã già thì gần bệnh viện, cơ sở ý tế hoặc khu vực đảm bảo an ninh lại quan trọng vô cùng. Khi clear được các yếu tố hàng đầu, người realtor cũng dễ dàng tìm được ngôi nhà match nhất có thể với những gì bạn mong muốn hơn.
b) Biết định giá nhà 1 cách tương đối
Để không rơi vào cảnh mua nhà bị hớ hoặc trả giá quá cao không cần thiết. Cũng như giám sát để loan agent shop around với những lender tốt nhất để tìm rate phù hợp với căn nhà của mình.
2) Phỏng vấn nhanh agent trước khi hợp tác:
Đừng tin tưởng hoàn toàn 100% vào những lời ‘’người ta nói’’ mà hãy nhìn vào cách agent cư xử, advice mình như thế nào. Họ có tận tâm giải thích, hay hiểu được suy nghĩ của bạn muốn gì? Hay top priority của bạn là gì không?
Và quan trọng, họ có hiểu rõ tại sao căn nhà lại có định giá như vậy không? Và giúp bạn deal nhà, đọc các disclosure và đưa ra những lựa chọn đúng. Nhưng nếu agent tạo áp lực ’’mua đi mua đi mua đi’’ hay có quá nhiều khách hàng thì cũng chưa chắc đã phù hợp với chúng ta phải không nào?
3) Không phải lúc nào cũng có Perfect Deal
Vì thực sự nếu deal Ngon, Bổ, Rẻ thì agent đã mua riêng cho họ hoặc giới thiệu người thân của họ mua rồi bán lại rồi, cũng chưa đến lượt tay người mua thực sự như chúng ta. Cái mà chúng ta đang tìm kiếm, đó chính là ngôi nhà phục vụ được mục đích của chúng ta Ta thích nó nhất vì đạt những tiêu chí mà ta để ra, thì ta sẽ trả giá cao nhất và sẵn sàng mất tiền cọc, thì đó sẽ là ngôi nhà tốt nhất. Nếu cứ đợi giá nhà xuống thấp, thì chắc chắn sẽ rất khó có thể mua được căn nhà mơ ước. Có thể nó chưa perfect, nhưng về mình xin permit sửa thêm xíu để nó trở nên perfect trong mắt chúng ta.
4) Mua dựa trên cảm tính
Chắc chắn rồi.. ‘’Chọn con tim hay là nghe lý trí..’’ câu hỏi muôn thủa. Nhưng trong real estate, đôi khi cảm xúc xem vào lại khiến bạn phải trả giá đắt. Hay suy tính thật kỹ càng và tính toán có chiến lược. Cân đo đong đếm props and cons, và dựa vào những con số! Math never lies! - con số thì không biết nói dối ^^
5) Phải có income thật cao hoặc save đủ 20% tiền down mới mua được nhà???
a) Income thấp (even no income) nhưng đủ tiền down 20% hoặc hơn vẫn có thể mua được nhà (tất nhiên risk cao nên lender sẽ charge rate cao hơn xíu)
b) Down 5% và income good vẫn mua được nhà ( trả thêm PMI hoặc chịu rate cao), hoặc xin thêm gift trong những trường hợp cần thiết để tăng thêm down thì vẫn qualified.
Tuy nhiên vẫn quay lại bài toán chúng ta được và mất gì khi đi những loan program khác nhau? Chấm có thể cao hơn conventional, nhưng bù lại chúng ta có một tổ ấm, hay làm refinance cash-out build ADU cho thuê, renovate để tăng giá nhà hay làm business giỏi thì tại sao lại không làm chứ nhỉ?
6) Chi tiêu quá mức cho căn nhà:
Vì nhiều lenders cho phép đến mức DTI (debt to income ratio - tổng nợ/thu nhập trước thuế) lên tới 50%, nhiều người đi mua nhà dù income tròn vừa đủ, có tâm lý rằng cứ mua xong nhà là an toàn rồi… mà quên mất rằng, trong cuộc sống còn có rất nhiều biến số có thể xảy ra. Ví dụ như bỗng dưng nhà cần phải sửa chữa, bỗng có chuyện cần gấp hay lỡ tay chẳng may tiêu sài món đồ gì đó. Nên nhớ rằng đây khoản mortgage này sẽ đi cùng chúng ta tới 30 năm, và sẽ đặt nặng lên tâm lý chúng ta rất nhiều nếu income là vừa đủ. Vì vậy, bạn cần 1 loan officer giỏi, nhìn vào tình hình tài chính cá nhân của bạn và gia đình, giúp bạn cân đối chi tiêu để mượn được 1 khoản loan vừa phải. Chúng ta tìm kiếm 1 tổ ấm, 1 mái nhà là để trở về khi mệt mỏi, chứ không phải biến khoản nợ mortgage hàng tháng thành lý do chúng ta không muốn trở về nhà…
7) FOMO - FEAR OF MISSING OUT - Nỗi sợ bỏ lỡ cơ hội
Thực sự FOMO luôn luôn tồn tại xung quanh chúng ta không chỉ về thị trường địa ốc nói riêng, mà còn trong đầu tư stocks, trong công việc, cuộc sống. Ví dụ như ta quyết định mua 1 món đồ không phải vì thực sự ta cần tới nó, mà là vì ta sợ bỏ lỡ mất đợt discount 50% sản phẩm này. Vì vậy khi mua nhà, hãy luôn nhớ đến giá trị cốt lõi và mục đích ta sở hữu nó, chứ đừng mua vì sợ bỏ lỡ cơ hội sở hữu căn nhà mà ‘’có vẻ’’ ai cũng đang tranh dành, biết đâu lại sập bẫy ‘’tạo khan hiếm ảo’’ nhé bà con.
Bài viết đã rất dài, cảm ơn những ‘’độc giả’’ vẫn còn ở lại đọc những lời tâm tình của Minh Đức đến tận bây giờ. Minh Đức chúc bà con sớm tìm được mái ấm mơ ước của chính bản thân mình nhé!
Sincerely appreciate! ~ Minh Đức